Sản phẩm

  • Cao khô Kim Ngân Hoa

  • Mô tả: Cao khô Kim Ngân Hoa
  • Giá bán: Liên hệ

Tên khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái), Japanese honeysuckle (Anh), Chèvrefeuille du Japon (Pháp)..

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.; Lonicera dasystyla Rehd.; Lonicera confusa DC.; Lonicera cambodiana Pierre, họ Cơm cháy (Caprifoliaceae).

129 tq90 Công dụng chữa trị từ kim ngân hoa

Mô tả:
Loài loài Lonicera japonica Thunb : Kim ngân là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5-5cm dài 3-8cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng do đó còn có tên là nhẫn đông (chịu đựng mùa đông). Hoa mẫu 5 mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá. Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Vì trên cây cùng có hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là kim ngân. Tràng hoa cánh hợp dài 2-3cm chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Quả mọng hình cầu màu đen.

Đặc điểm hoa của 3 loài:
L. japonica có tràng dài 2-3cm, đường kính ống tràng phía trên 3mm, đường kính phía dưới 1,5mm, nhiều lông. Bầu nhẵn.

L. confusa có tràng dài 1,6-3,5cm, đường kính ống tràng 0,5-2mm, có nhiều lông. Bầu có lông.

L. dasystila có tràng dài 2,5-4cm, đường kính ống tràng 1-2,5cm, không lông. Vòi nhuỵ có nhiều lông dài ở phần dưới.

Bộ phận dùng: Hoa sắp nở ( – Flos Lonicerae), cành nhỏ và lá (Kim ngân cuộng – Caulis cum folium Lonicerae).

Phân bố: Cây mọc hoang ở các miền rừng núi như Cao bằng, Hoà bình, Thanh hoá, Lào cai…

Thu hái: Hái hoa khi sắp nở vào mùa hạ, sấy khô hoặc xông sinh rồi phơi khô.

Tác dụng dược lý:

1. Kháng khuẩn:  có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao ở người . cùng các loại nấm ngoài da, spirochete, virut cúm.

2. Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.

3. Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.

4. Làm hạ cholesterol trong máu.

5. Tăng bài tiết dịch vị và mật.

6. Tác dụng thu liễm do có chất tanin.

7. Thuốc có tác dụng lợi tiểu.

Thành phần hoá học: flavonoid, saponin.

– Hoa và lá chứa flavonoid, chất chính là luteolin-7-rutinosid (lonicerin= scolymosid).

– Một số chất carotenoid: x-caroten, b-cryptoxanthin, auroxanthin.

– Acid chlorogenic và các đồng phân của nó.

– Lá có loganin và secologanin.

Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt.

Công dụng: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt huyết độc lỵ, ho do phế nhiệt, đan độc (viêm quầng), cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12 – 16g. Dạng thuốc sắc, hãm, cao, viên. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ hôi ra nhiều không nên dùng.

Sản phẩm khác

Live chat facebook